Từ lâu tôi đã ấp ủ một tài liệu chi tiết cho những ai bắt đầu tìm hiểu về kiến thức SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) từ chưa biết đến “Lão làng”, từ SEO cơ bản đến nâng cao.
Và…
… mong muốn nó chỉ gói gọn trong 1 bài viết.
Bây giờ là lúc tôi sắp xếp 26 ký tự trong bảng chữ cái thành 26 bước tối ưu hóa công cụ tìm kiếm theo các cấp độ từ cơ bản đến nâng cao để các bạn có thể theo dõi và ghi nhớ bài viết dễ dàng. Bắt đầu từ chữ A nhé!
A – Am hiểu các kiến thức cơ bản về SEO
Tôi còn nhớ ở khóa IM K56 (Digital Marketing tổng quan) có một buổi nói về SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), hầu hết những học viên đều ở mức độ quản lý. Tôi giảng một hồi mà cả lớp chả ai hiểu thẻ Meta Title, Meta Description là gì. Lúc đó tôi cũng hơi giật mình, nhưng rồi tôi nghĩ lại, nên giảng thế nào cho dễ hiểu nhất cho những người chưa biết gì về SEO.
Vậy là tôi chia ra 3 bước:
Bước 1: Cho họ xem Video về cách Google làm việc để xếp hạng 1 từ khóa trên công cụ tìm kiếm (Tất nhiên là bật chế độ dịch trên Youtube rồi).
Bước 2: Tiếp đến tôi cho họ xem những thành phần nào trên Website mà Google sẽ lấy để hiển thị.
Chú ý: Google không hiểu tiếng Việt, các bạn chọn thẻ Meta cho nó chính là cách bạn nói chuyện với nó, bằng ngôn ngữ của chính nó.
Bất cứ 1 trang nào của bạn cũng cần tối ưu 3 yếu tố này, nhưng quan trọng nhất vẫn là 2 thẻ:
– Meta Title: Thẻ Meta tiêu đề của trang, Google sẽ lấy thông tin đó hiển thị cho tiêu đề kết quả tìm kiếm.
Ở VD ở hình ảnh trên thì thẻ Meta Title là: “Dich vu seo, Dịch vụ seo, Công ty Seo Vinalink”.
– Meta Description: Thẻ Meta mô tả của trang, sẽ được Google lấy để hiển thị mô tả cho kết quả tìm kiếm.
Ở VD hình ảnh trên thì thẻ Meta Description là: “Vinalink là công ty seo đầu tiên tại Việt nam cung cấp dịch vụ seo cho các thương hiệu lớn, báo điện tử theo quy trình ISO 9001:2008 với 12 năm kinh nghiệm.”
– URL hiển thị: Đó là đường dẫn mà Google hiển thị cho trang của bạn
Tối ưu ư?..
Chỉ cần có từ khóa trong 3 phần quan trọng đó là OK thôi mà.
Họ hỏi tôi: “Cách cho từ khóa vào thẻ Meta để tối ưu? Thẻ Meta tiêu đề và thẻ Meta mô tả ở đâu trên website?”
Mỗi 1 website thường có hệ thống quản trị (CMS) khác nhau, vì thế cách bố trí thủ công hay tự động phụ thuộc vào bộ Code của website đó. Nếu nói vậy họ sẽ không hiểu, tôi liền bật bộ CMS của tôi lên cho họ thấy, nhưng cũng chưa cải thiện được gì, mơ hồ đến… não lòng.