Thời đại của 4.0 đang phát triển mạnh mẽ, các xu hướng được cập nhật liên tục, các doanh nghiệp cũng vậy. Họ luôn thay đổi, update thường xuyên các công cụ Marketing của doanh nghiệp để phù hợp với hiện tại. Các công cụ Marketing Online được đầu tư nhiều nhất phải kể đến là Website. Vậy Website là gì? Những điều cần biết về website? Làm thế nào để quản trị một website? Nếu bạn đang thắc mắc như trên thì bài viết này là dành cho bạn.
Website là gì?
Hiểu đơn giản đó là một trang quảng bá các sản phẩm, dịch vụ, văn bản, hình ảnh, dữ liệu,…( giống như một cửa hàng online) do doanh nghiệp cung cấp để khách hàng có thể truy cập theo dõi, ghé thăm ” cửa hàng” bất cứ lúc nào khách hàng muốn.
Quản trị website là gì?
Là hoạt động vận hành liên tục và trơn tru cho một website như: xây dựng nội dung cho web, xử lý hình ảnh, content và tối ưu SEO, mục đích để nâng cao trải nghiệm người dùng,…
Để quản trị một website dễ dàng và chuyên nghiệp, bạn cần hiểu rõ cấu tạo và cách thức hoạt động của một website:
Cấu tạo bao gồm:
- Tên miền ( Domain): là địa chỉ website giúp người dùng dễ dàng tìm ra tên doanh nghiệp trên internet.
- Hosting: là nơi lưu trữ tất cả dữ liệu của trang web. Có các loại hosting phổ biến như: Server Hosting, VPS hosting, Cloud Hosting, Shared Hosting.
- Source code ( mã nguồn): tập hợp của những dòng lệnh khác nhau nhằm tạo ra những tác vụ mà người dùng có thể thực hiện ngay trên website.
- Nội dung website: tất cả các thông tin về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp được trình bày bằng văn bản, hình ảnh, video để giới thiệu đến người dùng.
Cách thức hoạt động:
Làm thế nào để quản trị một website ?
1. Xây dựng kế hoạch tối ưu website:
Để đạt được thứ hạng trên top tìm kiếm của Google thì bạn cần có kiến thức cơ bản về SEO, lập kế hoạch chi tiết cho web để tăng trải nghiệm của người dùng.
2. Cập nhật content thường xuyên
Là một người quản trị web chuyên nghiệp thì việc cập nhật các xu hướng nội dung hiện tại và những thông tin mới là điều đương nhiên. Việc update các nội dung khiến cho trang web trở nên hài hước, hấp dẫn người đọc hơn.
Một lưu ý cho bạn là khi xây dựng nội dung mới thì vẫn cần nhất quán giữa triết lý kinh doanh, sứ mệnh doanh nghiệp.
3. Cập nhật giao diện website
Ngoài cập nhật nội dung thì bạn nên cập nhật giao diện website dễ nhìn, dễ tìm kiếm thông tin khách hàng cần . Các lỗi thường gặp trên giao diện web: lỗi hình ảnh, lỗi code web, lỗi phông chữ không đồng nhất, … người quản trị web cần xử lý những lỗi này từ đó nâng cao trải nghiệm của khách hàng
4. Quản lý đường truyền hosting và sao lưu dữ liệu
Đã có nhiều trường hợp xấu xảy ra khi không sao lưu dữ liệu, các trang web bị hacker tấn công mất toàn bộ dữ liệu và phải xây dựng lại website rất mất thời gian và giảm độ uy tín của doanh nghiệp. Vì vậy chúng ta cần quản lý đường truyền hosing và sao lưu dữ liệu đề phòng trường hợp xấu xảy ra.
5. Triển khai quảng cáo cho website
Các doanh nghiệp luôn đầu tư cho hoạt động quảng cáo website của mình để dễ dàng tiếp cận khách hàng, quảng cáo sản phẩm rộng rãi hơn. Vì vậy, nếu doanh nghiệp bạn chưa có đủ tiềm lực tài chính thì nên tự quảng cáo bằng cách chia sẻ link bài viết trên website lên các trang mạng xã hội, email.
6. Đánh giá hoạt động quản trị website thường xuyên