SEO hàm chứa rất nhiều những thuật ngữ chuyên môn mà không phải ai cũng nắm bắt được hết. Vậy những thuật ngữ chuyên môn SEO thường gặp là gì? Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn 35 thuật ngữ chuyên môn SEO.
Thuật ngữ SEO là gì?
Thuật ngữ SEO là những từ chuyên môn thuộc lĩnh vực SEO, những từ ngữ ấy sẽ được người làm SEO sử dụng để trao đổi với nhau giúp họ giao tiếp trong công việc được đúng ý mà họ muốn truyền đạt.
Các thuật ngữ chuyên môn SEO cơ bản
1. SEO – Search Engine Optimizer
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, đưa website lên Top đầu của kết quả tìm kiếm trên những trang web tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo, Yandex, Coccoc,…
Nói cách khác, SEO là một tập hợp các phương pháp nhằm đưa website lên vị trí TOP 10 (trang đầu tiên) trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm.
>>>> Có thể bạn chưa biết: SEO là gì? Tác dụng của SEO trong thời đại này
2. On-page SEO
Tối ưu hóa những đoạn code hỗ trợ cho website để công cụ tìm kiếm dễ tìm thấy. Đồng thời tối ưu hóa nội dung bài viết trên web của bạn trước khi SEO: Bài viết sạch, nội dung mới, trình bày đẹp, có ảnh kèm theo bài viết, comment cho bài viết, các ứng dụng gửi bài viết lên các mạng xã hội,….
On-page SEO chủ yếu cải tiến HTML tags bao gồm thẻ Heading (Thẻ Title, thẻ description, các thẻ heading…).
3. Off-page SEO
Off-page SEO là việc tăng các liên kết đến website của bạn, càng nhiều liên kết thì càng tốt. Công việc off-page trong SEO khá rộng nhưng chủ yếu là xây dựng backlink, trustrank…
4. SES – Search Engine Submission
Đây là thuật ngữ chuyên môn SEO chỉ việc đăng ký – khai báo website của bạn cho các công cụ tìm kiếm nhận diện, phân biệt. SES là bước cơ bản đầu tiên trong SEO, thực hiện SES giúp các công cụ tìm kiếm liệt kê website mới của bạn vào danh bạ tìm kiếm của nó một cách chính thống nhất.
Dễ hiểu hơn, khi một website ra đời cần khai báo hộ khẩu, nhân khẩu của nó với các công cụ tìm kiếm để đánh dấu.
5. SEM – Search Engine Marketing
SEM là tiếp thị các dịch vụ hoặc sản phẩm trên các bộ máy tìm kiếm. SEM chia làm 2 mảng chính: SEO và PPC. SEO (Search Engine Optimization) như đã giải thích ở trên. PPC (Pay-Per-Click) có nghĩa là bạn trả tiền cho các “click” đến từ các bộ máy tìm kiếm, các click đến từ những liên kết trả tiền “sponsored” trong các kết quả tìm kiếm.
6. SE – Search Engine
SE là các cỗ máy tìm kiếm như Google, Yahoo, MSN – Bing, Ask,… Những cỗ máy tìm kiếm này sử dụng một phần mềm gọi là Robot, hay Spider, hay Bot hoặc Crawler để tự động index và lập chỉ mục tất cả các website trên đường chúng đi qua. Sau đó, những thông tin này được gửi về Data Center của cỗ máy tìm kiếm để xử lý, sàng lọc, phân loại và đưa vào lưu trữ. Khi một người dùng internet cần tìm một nội dung, họ sẽ đánh từ khóa và nhiệm vụ của cỗ máy tìm kiếm là lục tìm trên danh bạ của nó các kết quả liên quan (đã lập chỉ mục trước đó). Công việc này được tiến hành hoàn toàn tự động và có thứ tự ưu tiên khác nhau cho từng site khác nhau. Các website tốt, giàu nội dung (như các trang báo điện tử, các blog lớn, các diễn đàn đông thành viên) sẽ được index thường xuyên hơn.
7. SERP – Search Engine Results Page
Trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Đây là trang Web mà các công cụ tìm kiếm hiển thị kết quả tìm kiếm ứng với truy vấn từ khóa tìm kiếm của người dùng.
8. Index
Quá trình google bot lấy dữ liệu website và lưu vào trong bộ nhớ của Google (đánh chỉ mục). Chỉ khi nào website được index thì mới xuất hiện khi người dùng tìm kiếm.
9. Keyword – Từ Khóa
Là một từ, một cụm từ, một câu có nghĩa, miêu tả chung nhất về nội dung sản phẩm, ngành nghề kinh doanh hay dịch vụ của website bạn.
Nói cách khác, Keywords là từ khóa mà khách hàng sẽ gõ vào Google, Bing,.. để tìm đến bạn.
10. Backlink – Độ Phổ Biến Của Website
Liên kết từ 1 trang web khác trỏ về website của bạn. Số lượng backlink là chỉ số về sự quan trọng và sự ảnh hưởng của một trang web nào đó. Số lượng backlink càng cao thì khả năng được tìm thấy trong các công cụ tìm kiếm càng cao.
Backlink gồm:
+ Backlink dofollow: Báo cho các bọ tìm kiếm (bot) xemlink được liên kết và lập chỉ mục nó.
+ Backlink nofollow: Báo cho các bọ tìm kiếm không vào các url, link được liên kết.
11. Anchortext – Từ Khóa Có Chứa link liên kết
Là một từ, một cụm từ hay một câu có chứa link liên kết bên trong nó. Khi click vào từ này (anchortext) sẽ mở ra nội dung web nói về từ đó.
12. Page Rank (PR)
Đây là thuật ngữ SEO chỉ thứ hạng trang. Đó là một hệ thống xếp hạng trang Web của các máy tìm kiếm nhằm sắp xếp thứ tự ưu tiên đường dẫn URL trong trang kết quả tìm kiếm.
13. Trust Rank
Là điểm số tin tưởng mà Google đánh giá 1 website. Nõ bao gồm cả độ nổi tiếng, phổ biến và lượng truy cập website đó.
Chủ yếu phụ thuộc vào:
+ Tuổi thọ của Tên miền bạn đang sử dụng, càng lâu năm càng tốt.
+ Có liên kết đến nhiều website nổi tiếng.
+ Chưa từng bị Google đánh giá là spam các url tràn lan.
+ Độ cập nhật nội dung mới cho web thường xuyên.
14. Outbound Link
Là link liên kết của website bạn đến các website khác. Trong web của bạn có chứa các link, anchortext mà khi click vào ra những website khác.
Outbound link có ít nhiều ảnh hưởng tới PR và Trustrank: out link tới những web uy tín và tốt sẽ có lợi cho bạn.
15. Internal Link – Liên kết nội bộ
Thuật ngữ này chỉ liên kết giữa các trang bên trong phạm vi của 1 trang web.
>>>> Có thể bạn chưa biết: Interlink Là Gì? Cách Chèn Interlink Chuẩn SEO
16. Bounce Rate – Tỷ lệ thoát
Đây là tỷ lệ trung bình khi người truy cập website bạn và thoát ra (Không xem tiếp trang tiếp theo, link khác trên web bạn).
Tỷ lệ Bounce rate càng thấp càng tốt (trung bình từ 51% – 70% là ok, trên 70% cần xem lại nội dung website).
17. Link Farms – Backlink gây nhiễu
Link farm là 1 thuật ngữ SEO chỉ một nhóm các websites được tạo ra với mục đích là nâng cao số lượng các đường link đến một website có sẵn. Những đường link này là “giả” nhằm báo hiệu chất lượng website mà chúng liên kết và vì thế chúng bóp méo kết quả công cụ tìm kiếm.
18. Hidden Text – Anchortext trùng màu với nền website
Hidden text là thủ thuật nhằm che giấu văn bản trên trang web, chèn anchortext vào website người khác nhưng để màu chữ trùng với màu nền website, làm chủ nhân web + người đọc không nhận ra sự có mặt của anchortext đó, khiến cho công cụ tìm kiếm sẽ nhập vào danh mục nhằm mục đích tăng xếp hạng và người truy cập sẽ khó phát hiện ra.
19. Google Penalty
Google penalty là một hình phạt mà Google đề ra để áp dụng cho các website mắc phải lỗi như:
– Link tới những site bị banned.
– Gửi những query tự động lên Google.
– Hidden text, hidden links.
– Tạo backlink xấu.
– On-page seo quá dở.
20. Sitemap
Sitemap hay gọi là sơ đồ của một website, là một danh lục liệt kê tất cả các mục thông tin trên trang web của bạn cùng sự mô tả ngắn gọn cho các mục thông tin đó. Sitemap là sự cần thiết cho trang web của bạn để đạt được một vị trí cao trong các hệ thống tìm kiếm, bởi vì các hệ thống tìm kiếm đánh giá rất cao cho các trang web có một sơ đồ điều hướng truy cập website.
21. CRO – Conversion Rate Optimization
CRO (tạm dịch: Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi) là tỷ lệ rất quan trọng trong việc thiết kế website của doanh nghiệp. Trung bình cứ 100 khách hàng đến thăm website sẽ có một khách hàng tiềm năng. Đối với website, thực hiện tối hưu hóa sẽ tăng ít nhất 50% khách hàng tiềm năng.
22. Keyword Stuffing
Keyword Stuffing là thủ thuật liên quan đến các phần trong trang web lặp lại nhiều lần mộttừ khóa nhất định để gây ảnh hưởng lên kết quả công cụ tìm kiếm.
23. Keyword Density
Thuật ngữ SEO chỉ mật độ từ khoá. Mật độ từ khoá của một trang web nào đó được tính rất đơn giản bằng (số lần từ khoá được dùng trong một trang)/ (tổng số từ trong trang đó).
24. Cloaking
Cloaking là một kỹ thuật SEO mà giúp cho nội dung của site dưới mắt các Spiders của các Search Engines (cỗ máy tìm kiếm) khác với nội dung mà khách truy cập site thấy. Điều này thường được thựa hiện bằng cách sẽ điều chỉnh hiện nội dung tùy theo IP truy cập website.
25. Negative SEO
Negative SEO là cách mà các Webmaster sử dụng để tăng ranking trên các công cụ tìm kiếm cho trang Web của mình bằng cách sử dụng các link “rác” hay các thủ thuật khác bị cấm trên các Search Engine.
26. Web Crawler
Web Crawler được hiểu là 1 chương trình hoặc các đoạn mã có khả năng tự động duyệt các trang web khác theo 1 phương thức, cách thức tự động. Thuật ngữ khác của Web Crawler có thể dễ hiểu hơn là Web Spider hoặc Web Robot.
27. Duplicate Content
Tạm dịch là “nội dung trùng lặp”. Duplicate content là sự trùng lặp nội dung trên 1 Web hay nhiều Web.
28. SMO – Social Media Optimization
Khái niệm SMO ( tạm dịch là Tối ưu hóa mạng xã hội ). Tối ưu hóa mạng xã hội hay thực hiện tiếp thị lan truyền (Viral marketing) là một công việc quan trọng. Một website được tích hợp các công cụ SMO sẽ dễ dàng chiếm được các vị trí quan trọng trong cộng đồng mạng.
29. Description
Meta Description là một mô tả ngắn gọn về một trang hay bài viết. Đó là nơi bạn đặt các nội dung liên quan và làm sao để thu hút người click vào website của bạn trên trang kết quả tìm kiếm. (tối ưu 70 – 160 ký tự).
30. External Link
External Link có nghĩa là liên kết với bên ngoài, được dùng để chỉ các liên kết trỏ đến các tên miền (trang đích) khác với tên miền mà liên kết đang được đặt trên (trang nguồn). Hay nói một cách đơn giản hơn, External Link là các liên kết trỏ về các tên miền ngoài site.
31. Thẻ ALT
Thẻ mô tả hình ảnh, giúp cho các công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung của hình ảnh đang nói về điều gì.
32. Heading
Các thẻ tiêu đề (từ H1-H6) được sử dụng để nhấn mạnh phần nội dung quan trọng của trang web đến các công cụ tìm kiếm.
33. Title
Thẻ tiêu đề của trang web.
34. Landing page
Là webpage đầu tiên hiển thị cho người dùng khi vào website. Ví dụ nếu người dùng search từ: “huong dan seo” thì google sẽ trả về trang http://www.phanmemseo.vn/huong-dan-seo-web.html chứ không phải trang chủ.
35. Robots.txt
Thuật ngữ SEO chỉ file điều hướng cho phép các công cụ tìm kiếm được phép index nội dung nào bên trong trang web. Giả sử trong website có 1 bài viết mà bạn không muốn xuất hiện trên google thì có thể sử dụng File Robots.txt để ngăn google bot index bài này.
SEO có thể coi như là một kỹ thuật, một bí quyết thực sự đối với mỗi người quản trị, xây dựng website hay đơn thuần là người làm trong lĩnh vực truyền thông. Với những thuật ngữ chuyên môn SEO được cung cấp trong bài viết này, hi vọng bạn bước đầu hiểu hơn về SEO.